April 27th, 2023.
Lại chuyện mấy con cá bị chết (Menindee bài số 3).
Chuyện là hôm qua mình tình cờ đọc được bài báo có tiêu đề “Menindee fish kill may have been partly caused by release of ‘black’ and clean water by authorities, researchers claim” trên tờ Guardian, một tờ báo lớn, dịch ra là “Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân cá chết ở Menindee có thể là vì bên chính quyền đã xả nước thiếu oxy vào sông”, mình để link bài báo ở dưới comment. Bài báo này khiến mình tò mò, vì đây chính là điều mà mình viết ở trên FB này hôm 22 tháng 4, về việc mình và các bác trong viện họp để “điều tra” thêm về sự kiện trên, và bằng cách dùng hình ảnh vệ tinh Sentinel-2 kết hợp với dữ liệu quan trắc để biết được thời gian và địa điểm cá bắt đầu chết, cũng như dự đoán (spectaculated) là có thể do bên quản lý đập mở cửa xả nước, khiến cho nước bị thiếu oxy đổ ào ạt vào hạ lưu sông và làm cho cá ở đó bị chết. Bài báo này cũng đưa ra nhận định tương tự và họ cũng nói rằng họ dùng phương pháp tương tự, tuy nhiên mình để ý thì thấy rằng họ khônng đưa ra thêm được bằng chứng chặt chẽ gì cho kết luận của họ, ngoài việc họ xem ảnh và thấy ở cửa kênh nối từ hồ ra sông có nước màu xanh đen đổ ra vào cái ngày cá bị chết, và kết luận vậy. Mình cũng để ý thì thấy là các nhà nghiên cứu mà bài báo nhắc tới là một bạn nghiên cứu sinh học ngành chính sách công của trường Chính sách Crawford School of Public Policy, thuộc ĐH Quốc Gia Úc, kết hợp cùng một bạn nhà báo chuyên điều tra về các vấn đề môi trường, nghĩa là các bạn ấy cũng không phải chuyên gia về thuỷ văn, thuỷ lợi hay sinh học, môi trường gì cả. Tuy nhiên hai bạn này ngoài ra là thành viên của một tổ chức tên là Water Justice Hub, một tổ chức chuyên về ‘voice’ and “truth-telling” trong các vấn đề về nguồn nước.
Các bạn có thể đọc thêm về hai bài viết trước của mình để biết thêm về sự kiện cá chết này (link ở dưới phần bình luận), nên mình sẽ không nhắc lại các nội dung trước nữa, tuy nhiên ở bài này mình đưa ra thêm một xíu về cái địa hình ở khu vực Menindee kia. Như ở trong hình dưới, Menindee là một khu vực rất xa hẻo lánh, và rất phức tạp, gồm có 4 cái hồ rất lớn nối với nhau, hồ Wetherell ở lưu vực cao nhất và nhận nước trực tiếp từ thượng nguồn sông Darling, kế bên là hồ Pamamaroo nằm thấp hơn nối với hồ Menindee, và cuối cùng là hồ Cawndilla. Ở cửa ra hồ Wetherell tới sông Darling có một cái đập tràn chính (Main weir), và cách đó tầm hơn 40km có một đập tràn nữa, gọi là đập số 32 (weir 32). Xác cá chết trải dài dọc sông Darling từ đập chính cho tới tận gần đập 32.
Hai bạn trong bài báo của Guardian trên lập luận rằng nước thiếu oxy màu xanh đậm từ hồ Wetherell đổ vào sông vào cái ngày cá bắt đầu chết, và các bạn ấy bảo rằng bên phía chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Tụi mình dù cũng có dự đoán tương tự, nhưng trong viện không ai lên tiếng gì, vì rất nhiều lý do, nhưng lý do chủ yếu nhất là tất cả chỉ là dự đoán. Toàn bộ dữ liệu về chất lượng nước như nồng độ oxy, hay mực nước, đều chỉ được đo ở một trạm duy nhất ở sau đập 32, đã cách khá xa chỗ cửa ra hồ Wetherell và khá xa địa điểm cá bắt đầu chết. Ngoài ra dữ liệu về nồng độ oxy tăng hay giảm rất khó để nói được nguyên nhân là gì, có thể đúng như các bạn ấy nói, có thể đó là nước từ hai cái hồ khác Pamamaroo và Menindee thì sao. Rồi mực nước cao, dòng chảy rất chậm, và hầu như tốc độ gió mấy ngày đó rất yếu, nên có thể lại là hiện tượng phân tầng nhiệt như 4 năm trước thì sao. Hay là mực nước đo ở sau đập 32 đâu nói lên được dòng chảy của sông ra sao khi mà nó đã ở sau cái đập, và cái khúc sông này rất uốn lượn nên độ hoà trộn (turbulent mixing) ở đây cũng khó để xác định. Và cuối cùng, việc sử dụng ảnh vệ tinh thì rất sáng tạo, và cũng như bên viện tụi mình dự đoán, nhưng đây chỉ là ảnh chụp ở độ phân giải 10m, trời khá nhiều mây, không phải là ảnh siêu phổ (hyperspectra), dẫn tới chỉ có thể nhìn vào dự đoán màu xanh, đen, đục, sữa, v.v. ở nước mặt, không thể đưa ra thêm gì chính xác hơn về tầng nước lạnh hơn, nặng hơn, thiếu oxy và nhiều chất hữu cơ ở dưới. Cuối cùng, dữ liệu quan trắc chỉ có mỗi ở đập 32 cuối hạ nguồn, nên rất khó để so sánh mà hiệu chỉnh gì cho cái kết luận vội vàng như vậy.
Mình có gửi bái báo cho bác sếp, bác bảo là “As a national science agency, we do not give out speculations” — Là cơ quan tư vấn khoa học của chính phủ Úc, chúng ta không nên vội vàng suy đoán. Đặc biệt với sự kiên liên quan tới chính trị, xã hội như vậy.
Tuy nhiên vì giờ có bài báo như vậy rồi, nên bên phía viện (mình và mấy bác) cũng đang soạn một bài memo để đưa ra một số nhận định khoa học chi tiết hơn về sự kiện kia.
Mình cũng nhận ra một điều rằng, mấy bác làm bên mấy mảng chính sách, kinh tế, kinh doanh, rất nhanh miệng và rất giỏi trong việc xây dựng hình ảnh bản thân
Đôi lúc vì hô hào thế mà giải quyết được việc, hoặc là vì thế mà chớp được cơ hội, chứ có khi cứ kĩ tính và đù đờ như bọn mình rồi chưa chắc đã tốt. Tuy nhiên, đôi lúc, khoa học cần chính xác, giống như tiêu chí “Evidence based medicine” trong y học chẳng hạn. Và có lẽ tính cách của mình hợp với cách sống như thế hơn.
Cheers,